Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Tại sao bệnh mất ngủ chữa mãi không khỏi?

Những sai lầm và hướng điều trị không đúng khiến bệnh mất ngủ trở nên khó chữa

1. Lạm dụng thuốc ngủ trong thời gian dài

Khi gặp phải các triệu chứng của mất ngủ như: khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay tỉnh giấc giữa đêm, thường tìm đến các loại thuốc ngủ. Khi uống những thuốc này, bệnh nhân cảm thấy dễ ngủ hơn tuy nhiên khi thức dậy cơ thể vô cùng mệt mỏi, khó chịu. Lạm dụng thuốc ngủ nhiều ngày dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào thuốc gây khó khăn trong quá trình trị bệnh. Một khi đã bị lệ thuộc bệnh nhân sẽ rất khó bỏ, thiếu thuốc sẽ thấy nhức đầu, mệt mỏi rã rời và không thể tập trung. Người bệnh cần biết rằng thuốc ngủ chỉ giải quyết vấn đề triệu chứng chứ không trị tận gốc bệnh mất ngủ được. Lựa chọn thuốc ngủ vốn đã là một sai lầm trong điều trị bệnh mất ngủ, là nguyên nhân làm bệnh nặng hơn.

Lạm dụng thuốc ngủ làm bệnh trầm trọng hơn

2. Sử dụng thảo dược sai cách

Hiện nay có rất nhiều thảo dược đang được nhiều người sử dụng để trị bệnh mất ngủ như: lạc tiên, tâm sen, hoa tam thất, lá vông nem,... Các thảo dược này thường được chế biến dưới dạng trà, thuốc sắc nên hiệu quả trị bệnh rất kém vì phải trải qua công đoạn phơi, sấy, đun nấu khiến dược chất bay hơi đi rất nhiều. Mặt khác, các dược liệu trên nếu dùng không đúng liều lượng có thể sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra với bệnh mất ngủ mạn tính, bệnh nhân chỉ sử dụng 1-2 dược liệu thì rất khó trị dứt điểm, bệnh dễ bị tái phát. Đó là lý do nhiều người dù đã tích cực chữatrị bằng thảo dược nhưng bệnh mất ngủ vẫn không khỏi.

Thuốc Bắc, trà thảo dược. ( Ảnh minh họa)

3. Dùng sản phẩm không rõ nguồn gốc

Nhiều sản phẩm được quảng cáo là Đông y gia truyền nhưng lại không có thành phần rõ ràng trên bao bì và chưa được cơ quan chức năng cấp phép. Để người bệnh thấy được hiệu quả nhanh nhất, một số nhà sản xuất còn độn thêm vào đó những thành phần hóa dược không tốt cho hệ thần kinh. Chưa kể sản phẩm không được kiểm soát bởi cơ quan chức năng, quá trình sản xuất không đảm bảo vệ sinh. Trong quá trình dùng thuốc bệnh nhân gặp phải biểu hiện bất thường cũng không có Dược sĩ, Bác sĩ chuyên môn đồng hành để giải đáp, hướng dẫn.

Những sai lầm trên khiến cho người mất ngủ gặp rất nhiều khó khăn trong việc trị bệnh. Vì vậy họ cần một giải pháp an toàn, vượt trội hơn để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả nhất!

Vậy chữa bệnh mất ngủ mạn tính như thế nào là tốt nhất?

Các chuyên gia từ Trường Đại học Dược Hà Nội có nhấn mạnh rằng: Với bệnh liên quan đến hệ thần kinh để trị tận gốc và hiệu quả lâu dài thì thảo dược là ưu tiên hàng đầu.

Để sử dụng thảo dược đúng cách và tốt nhất các chuyên gia còn cho biết thêm: nên kết hợp 4 thảo dược mất ngủ Lạc tiên, Vông nem, Bình Vôi và Nữ lang sẽ hiệp đồng làm tăng tác dụng, chữa dứt điểm bệnh. Đây là 4 dược liệu đi đầu trong việc khôi phục hệ thần kinh suy nhược do đó đem lại giấc ngủ dài và sâu.

Dược chất từ dược liệu trên sẽ đi sâu, điều hòa lại hệ thần kinh, khắc phục những tổn

thương do mất ngủ kéo dài gây ra. Đặc biệt với những người đang dùng thuốc ngủ cần kếthợp uống sản phẩm thảo dược để giảm dần liều thuốc ngủ.

OBA Night là sản phẩm duy nhất trên thị trường chứa 4 thảo dược: Lạc tiên, Vông nem, Bình vôi và Nữ lang giúp điều trị tận gốc nguyên nhân gây mất ngủ, chấm dứt tình trạng liên quan đến chứng mất ngủ: khó đi vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn không sâu giấc, hay tỉnh giấc giữa đêm.

Sử dụng OBA Night từ 3-6 tháng để có hiệu quả tối ưu nhất.

Ưu điểm:

- Dược liệu sản xuất từ dược liệu tinh khiết bởi công nghệ hiện hạn chế hao hụt dược chất.

- Hàm lượng thảo dược được tính toán chính xác đạt ngưỡng điều trị bệnh.

- Hỗ trợ cai thuốc Tây cho bệnh nhân mất ngủ mãn​ ​tính.

Bệnh nhân có nhu cầu tìm hiểu sản phẩm vui lòng liên hệ:

- Tổng đài tư vấn mất ngủ 024 66862354 - 0969 694 235

- Website:​ ​​www.tambietmatngu.com

​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​www.obanight.com

GPQC số: 000673/2017/ATTP - XNQC

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Kinh nghiệm dùng trứng gà chữa bệnh

, trứng gà tính bình, vị ngọt, có công dụng tư âm dưỡng huyết, nhuận táo trừ phong. Tuy nhiên, tuỳ theo thể trạng và tính chất bệnh lý, những người tỳ vị hư yếu, người bị tăng huyết áp có kèm theo rối loạn lipid máu... có thể gây nên tình trạng tích trệ, cần có sự theo dõi, tư vấn của bác sĩ chuyên khoa hoặc tự theo dõi, chăm sóc sức khỏe nhằm điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp.

Để phòng chống các bệnh lý thuộc hệ tuần hoàn, dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số phương thuốc dùng trứng gà chữa bệnh, mời bạn đọc tham khảo và áp dụng:

Trị tăng huyết áp và hội chứng tiền mãn kinh: thịt trai 50g, trứng gà muối 1 quả, gạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ. Gạo tẻ nấu thành cháo, cho thịt trai và trứng muối vào, thêm gia vị, chia ăn trong ngày. Công dụng bổ ích can thận, dưỡng tinh huyết, trừ phiền giáng hỏa.

Trị thấp khớp cấp, thiểu năng mạch vành, tăng huyết áp: côn bố 20g, ý dĩ 30g, trứng gà 2 quả. Côn bố rửa sạch, thái ngắn đem nấu với ý dĩ thành cháo; trứng tráng chín với dầu thực vật, thái sợi, cháo chín cho vào cháo, thêm gia vị, chia ăn trong ngày. Công dụng hoạt huyết, cường tim lợi niệu.

Trị rối loạn tiền đình, ăn uống chậm tiêu: cải cúc 250g, lòng trắng trứng gà 3 quả. Cải cúc rửa sạch, thái ngắn nấu thành canh, khi được cho lòng trắng trứng vào quấy đều, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng dưỡng tâm nhuận phế, kiện tỳ tiêu thực.

Trị suy nhược thần kinh, thiểu năng tuần hoàn não, trẻ em sốt cao hay bị co giật: thiên ma 10g, trứng gà 1 quả. Đem thiên ma sắc kỹ lấy nước bỏ bã rồi đập trứng gà vào khi nước thuốc đang sôi, quấy đều, ăn liên tục trong 7-10 ngày. Công dụng dưỡng tâm an thần.

Trị tăng huyết áp hay đau đầu chóng mặt: lá dâu (tang diệp) 6g, trứng gà 1 quả. Hai thứ rửa sạch nấu chín, ăn trứng uống nước, dùng liên tục trong 7 ngày là 1 liệu trình.

Hoặc dùng bài: lá sen 1 cái, trứng gà 1 quả, đường đỏ 20g. Các vị đem nấu chín, bỏ bã lấy nước uống trong ngày, 7 ngày là 1 liệu trình. Công dụng thanh nhiệt, mát gan sáng mắt, bổ ích khí huyết.

Hoạt huyết giáng áp: dấm chua 50ml, trứng gà 1 quả. Trứng đập ra bát, đổ dấm vào quấy đều, hấp chín rồi ăn vào sáng sớm khi chưa ăn sáng, 7 -10 ngày là 1 liệu trình.

Bổ can thận, nhuận ngũ tạng, tán ứ chỉ thống: vừng 30g, mật ong 30g, dấm ăn 20ml, trứng gà 1 quả. Vừng trộn đều với dấm, mật ong và lòng trắng trứng, nấu chín chia ăn nhiều lần trong ngày.

Trị chứng tê liệt tứ chi do di chứng trúng phong, thấp khớp thể huyết hư: tang kí sinh 30g, trứng gà 1 quả. Tang ký sinh rửa sạch nấu kỹ, bỏ bã, đập trứng vào, ăn trứng uống nước. Công dụng bổ ích can thận, dưỡng huyết trừ phong.

Lương y Hoài Vũ

Chữa cảm lạnh bằng mật ong

Dưới đây là những bài thuốc đơn giản từ mật ong giúp trị cảm lạnh:

Mật ong và quế

Mật ong có các đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, kháng vi-rút và kháng nấm giúp ngăn ngừa cảm lạnh một cách hiệu quả. Trộn 1/4 thìa bột quế với 1 thìa mật ong. Ăn hỗn hợp này 2 lần mỗi ngày để trị cảm lạnh

Mật ong và hành tây tươi

Trộn mật ong và hành tây có thể trị cảm lạnh dễ dàng. Cắt hành thành lát mỏng, đổ mật ong lên, ngâm qua đêm và ăn vào sáng hôm sau. Ăn vài lần trong ngày.

Mật ong, chanh và gừng

Hỗn hợp mật ong, chanh và gừng có thể loại trừ các triệu chứng cảm lạnh nhanh chóng. Trộn mật ong và nước chanh với lượng bằng nhau. Thêm một chút bột gừng và uống hỗn hợp này vài lần trong ngày.

Mật ong và trà quế

Cho 2 thìa mật ong vào trà quế trộn đều và uống để làm dịu các triệu chứng cảm lạnh. Hỗn hợp này ngăn ngừa ho và giúp giảm cảm lạnh.

Mật ong và trà chanh

Uống trà chanh pha với mật ong, tốt nhất là vào sáng sớm cũng giúp giảm cảm lạnh và các triệu chứng liên quan.

BS Cẩm Tú/Univadis

(theo Boldsky)

Bài thuốc trị viêm thanh quản

Trong những ngày trời rét đậm, gió mùa Đông Bắc, người già và trẻ nhỏ hoặc những người hay phải nói nhiều do nghề nghiệp thường dễ mắc viêm thanh quản. Thông thường viêm thanh quản xảy ra sau một viêm nhiễm của đường hô hấp trên (mũi - xoang, họng). Cũng có khi bệnh xuất hiện ngay sau khi bị cảm lạnh. Nguyên nhân là do khả năng đề kháng yếu kém, cảm nhiễm phong hàn từ đó sinh bệnh. Xin giới thiệu một số bài thuốc chữa trị tùy thể bệnh.

Viêm thanh quản do phong hàn

Người bệnh ho nhiều, mắc đờm, đau hầu họng, tiếng nói thay đổi âm sắc, tịt mũi khó thở. Dùng 1 trong các bài sau:

Bài 1: hoàng kỳ 12g, cát căn 16g, tía tô 16g, kinh giới 16g, cây ngũ sắc 16g, lá xương sông 16g, tục đoạn 16g, quế lâm 6g, thiên niên kiện 10g, bạch chỉ 10g, cam thảo 12g, xuyên khung 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.

Bài 2: cát cánh 16g, huyền sâm 12g, phòng sâm 16g, đương quy 16g, ngũ vị 10g, mơ muối 10g, thiên niên kiện 10g, ba kích 12g, kinh giới 16g, ngải diệp 10g, rễ xương xông 16g, cam thảo 12g, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.

Viêm thanh quản do phong nhiệt

Người bệnh ho khan, đờm dính, khô họng, khô niêm mạc, khàn tiếng hoặc mất tiếng, đi tiểu ít, nước tiểu đỏ, phân thường táo. Hơi thở nóng, cơ thể mệt mỏi... Dùng một trong các bài sau:

Bài 1: bồ công anh 16g, mạch môn 16g, khởi tử 12g, cát căn 16g, thạch hộc 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, rau má 20g, ngũ vị 10g, thổ phục linh 20g, nam tục đoạn 20g, tang diệp 16g, cam thảo 12g, mạch môn 16g, sơn thù 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.

Bài 2: rau tần dày lá 16g, cát cánh 12g, hoàng kỳ 10g, xa tiền thảo 20g, ngân hoa 10g, thiên môn 12g, mạch môn 12g, bán hạ 10g, sinh khương 4g, cúc hoa 10g, huyền sâm 12g, xạ can 10g, cam thảo 12g, đại táo 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh

Bài 1: lấy 2 - 3 quả khế rửa sạch, thái lát bỏ vào cái ca. Lấy 2 - 3 thìa đường rải lên trên, đậy nắp. Sau 3 - 4 tiếng đồng hồ dưới đáy ca đã có một lớp nước được tạo thành. Rót nước này uống dần từng ít một. Bài này đơn giản, dễ làm và cho kết quả khá tốt.

Bài 2: đậu đen 12g sao cho bốc khói. Cho vào chai thủy tinh, rót rượu vào cho ngập thuốc, đậy nắp cho kín. Sau 7 ngày có thể dùng được (để lâu hơn càng tốt). Rót rượu thuốc uống dần ít một. Công dụng: trừ phong, chống viêm, lợi thanh khiếu. Dùng cho những trường hợp viêm hầu họng, viêm thanh quản, khàn, mất tiếng, đau họng, khó nuốt.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Điều trị hen phế quản

Hen hàn:

Triệu chứng:

- Thay đổi thời tiết, lạnh nhiều xuất hiện cơn khó thở ra, kèm có tiếng rên rít.

- Ho đờm trong loãng trắng có bọt.

- Ngực đầy tức như bị nghẹt, khi cố dùng sức để thở thì có tiếng kêu phát ra.

- Người lạnh, sợ lạnh, sắc mặt xanh tái, thích uống nước nóng.

- Rêu lưỡi trắng mỏng, ướt trơn.

- Mạch phù (nếu do hàn tà gây nên; mạch trầm khẩn nếu cả trong ngoài đều có hàn).

Pháp trị: ôn phế tán hàn, trừ đờm, định suyễn.

Phương dược: Tô tử giáng khí thang: tô tử, sinh khương, nhục quế, chích thảo, bán hạ, trần bì, hậu phác, tiền hồ, đương quy.

Ý nghĩa: tô tử để giáng khí hóa đàm bình suyễn chỉ ho; bán hạ, hậu phác, trần bì để khử đàm chỉ ho bình suyễn; nhục quế để ôn thận khu lý hàn, nạp khí bình suyễn; đương quy để dưỡng huyết bổ can kết hợp với quế để bổ hư ở hạ tiêu do thận không nạp khí; sinh khương để tán hàn tuyên phế; chích thảo hòa trung điều hòa các vị thuốc.

Phương huyệt: cứu tả Đại chùy, Phong trì, Phong môn, Liệt khuyết, Đản trung, Thiên đột, Phong long, Định suyễn.

Sa sâm, mạch môn để bổ dưỡng khí âmĐiều trị hen phế quảnSa sâm, mạch môn để bổ dưỡng khí âm

Hen nhiệt:

Triệu chứng:

- Khi gặp trời nóng nực thì lên cơn khó thở ra, thở mạnh thở gấp rút cảm giác ngộp.

- Ho nhiều, đàm vàng đặc đục, dẻo dính, khó khạc.

- Ngực đầy, khó thở kèm tiếng kêu phát ra.

- Lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng nhờn.

- Mạch hoạt sác.

Pháp trị: thanh nhiệt, tuyên phế hóa đàm.

Phương dược: Tang bạch bì thang: tang bạch bì, hoàng cầm, hoàng liên, sơn chi, hạnh nhân, bối mẫu, tô tử, sinh khương

Ý nghĩa: tang bạch bì thanh phế nhiệt lợi tiểu; hoàng cầm, hoàng liên, sơn chi để thanh nhiệt ở thượng tiêu; hạnh nhân, bối mẫu, tô tử để giáng khí hóa đàm tuyên phế, sinh khương tán ngoại tà.

Ngoài ra còn thể dùng phương dược Bạch hổ thang gia hoàng cầm, chỉ thực, qua lâu; hoặc phương từ thuốc nam như mạch môn, bạc hà, lá dâu, chỉ thiên, rễ tranh, cam thảo dây.

Phương huyệt: châm tả Đại chùy, Phong trì, Phong môn, Liệt khuyết, Đản trung, Thiên đột, Phong long, Định suyễn, Khúc trì, Hợp cốc.

Hen do ẩm thực:

Triệu chứng:

- Ăn phải thức ăn không thích hợp nên có cơn hen.

- Tiếng thở như tiếng ngáy, thô ráp, mệt, cảm giác tức hơi.

- Đầy trướng ngực bụng.

- Mạch hoạt thực.

Pháp trị: tiêu thực tích.

Phương dược: dùng la bạc tử với nước cốt gừng hòa với mật ong uống.

- Tuệ Tĩnh dùng: tô tử, trần bì, nhục quế, riềng, nhân sâm. Lượng thuốc bằng nhau, dùng để chữa ho hen, thở gấp, khí nghịch bụng đau như dùi đâm.

Ý nghĩa bài thuốc: quế để ôn trung, riềng tiêu thực; sâm bổ khí; trần bì lý khí hóa đờm chỉ ho suyễn.

Thanh kim đơn: la bạc tử (sao); tạo giác thích (đốt tồn tính); chỉ thực; sinh khương; sắc uống lúc nóng.

Phế khí hư:

Triệu chứng:

- Thở gấp, đoản khí.

- Tiếng ho khẽ, yếu, tiếng nói nhỏ không có sức.

- Tự hãn, sợ gió.

- Miệng khô, mặt đỏ, hầu họng khô.

- Lưỡi hơi đỏ.

- Mạch phu nhu tế.

Pháp trị: dưỡng phế định suyễn.

Phương dược: Sinh mạch định tán gia vị: đảng sâm, mạch môn, ngũ vị tử; gia: sa sâm, bối mẫu, quế chi, huỳnh kỳ, cam thảo.

Ý nghĩa: sa sâm, mạch môn để bổ dưỡng khí âm; ngũ vị tử để thu liễm phế khí; sa sâm, bối mẫu để nhuận phế hóa đàm; quế chi, huỳnh kỳ, cam thảo để ôn ích phế khí.

Phương huyệt: cứu bổ Thái uyên, Thiên lịch, Phế du, Trung phủ, Khí hải, Đản trung, Quan nguyên, Tỳ du.

Thận khí hư:

Triệu chứng:

- Suyễn lâu ngày, thở ra dài hít vào ngắn.

- Làm việc là suyễn, vận động là thở gấp, nghỉ ngơi đỡ hơn.

- Tinh thần mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, thở có lúc ngắt quãng.

- Tây chân lạnh, đau lưng, ù tai.

- Mạch trầm tế.

Pháp trị: bổ thận nạp khí.

Phương dược Thận khí hoàn gia giảm: thục địa, hoài sơn, sơn thù, phục linh, trạch tả, đơn bì, nhục quế, phụ tử, nhân sâm, ngũ vị tử, phá cố chỉ.

- Ý nghĩa: thục địa, hoài sơn, sơn thù bổ thận âm; quế phụ để ôn thận dương; nhân sâm, ngũ vị tử, phá cố chỉ để ôn thận nạp khí.

Nếu có thêm triệu chứng: phù, tim đập hồi hộp, thở gấp đó là do dương quá hư thủy tràn, dùng pháp trị: ôn dương lợi thủy.

Phương dược: Chân vũ thang (thương hàn luận): phụ tử, bạch truật, bạch thược, bạch linh, sinh khương.

- Ý nghĩa: phụ tử để ôn thận tỳ, trợ dương khí; bạch linh để thẩm thấp kiện tỳ; bạch truật để kiện tỳ lợi thấp; bạch thược để liễm âm dưỡng huyết chỉ thống; sinh khương để trợ phụ tử ôn dương tán hàn.

- Phương huyệt: cứu bổ Thái uyên, Thiên lịch, Khí hải, Đản trung, Mệnh môn, Thận du, Phế du, Thái khê, Phục lưu.

Sau khi hết cơn háo suyễn, ngoài cơn suyễn có thể tập luyện Yoga khí công các bài tập về phổi, xoa bóp bấm huyệt vùng ngực, vùng lưng trên; nếu có điều kiện dùng bài thuốc bổ khí hoặc bổ phế thận.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

(Đơn vị điều trị ban ngày - Cơ sở 3 BV. Đại học Y Dược TP.HCM)

Thìa là

Còn gọi là rau thì là; tên khoa học Anathum graveolens, họ Hoa tán Apiaceae. Cây trồng bằng hạt, lấy thân, lá làm gia vị. Cây cỏ, thân cao 60-80cm. Lá mọc so le, có bẹ xẻ thùy lông chim 3 lần. Cụm hoa tán kép gồm 5-15 tán nhỏ hoa vàng, mọc ở ngọn cành và kẽ lá. Quả và lá có tinh dầu kích thích tiêu hóa, bổ tỳ vị, thông kinh lợi tiểu lợi sữa. Thìa là được trồng khắp nơi ở nước ta, chủ yếu để lấy lá ăn nấu với cá. Làm thuốc thì dùng quả.

Trong công nghiệp hương liệu quả thìa là được dùng phối hợp với một số quả khác như mùi để làm thơm chè. Quả thìa là được dùng chữa các bệnh sau:

- Khó tiêu, chướng bụng, nôn mửa, nấc: Dùng 10g hạt sắc uống.

- Huyết áo cao, xơ vữa động mạch dẫn tới nhức đầu khó ngủ: hạt thìa là 5g giã nhỏ; sắc uống ngày 2 lần; uống liên tục nhiều ngày làm giảm cholesterol trong máu.

thì là phòng bệnh

- Viêm thận, sỏi bàng quang, sỏi thận: giã hạt thìa là 5g hãm như trà; uống 5-6 lần trong ngày.

- Ít sữa : hạt thìa là 10g sắc uống hàng ngày.

- Chữa bệnh đường hô hấp: trong trường hợp cảm lạnh, cúm, hoặc viêm cuống phổi. Dùng khoảng 60g hạt chế trong nước sôi, lọc lấy nước hòa với mật ong, chia 3 lần uống trong ngày.

- Chữa rối loạn kinh nguyệt: thì là có tác dụng kích thích và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Nó làm giảm đau trong các trường hợp đau bụng kinh ở các thiếu nữ và trong các trường hợp bế kinh gây ra bởi thiếu máu, cảm lạnh hoặc do có thai, dùng 60g dịch chiết lá thì là trộn chung với 1 muỗng nước ép rau mùi tây, chia 3 lần uống trong ngày.

- Chữa hơi thở hôi: nhai hạt thì là mỗi ngày sẽ cải thiện được hơi thở, giúp hơi thở thơm tho hơn.

Lương y Minh Chánh



Đông y trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em còn gọi là chứng thực tích, tích trệ, Nguyên nhân có thể do ăn uống hay có trùng tích làm ảnh hưởng đến công năng hoạt động của tỳ vị. Y học cổ truyền thường sử dụng các vị thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa có chứa tinh dầu, axit hữu cơ và nhóm có tác dụng làm mạnh tỳ vị điều trị căn bệnh này.

Các bài thuốc thường dùng

Trẻ có biểu hiện bụng đầy, đau, ăn kém, tiêu chảy 3 - 4 lần, phân sống, có khi nôn: Ý dĩ 6g, sơn tra 4g, trần bì 2g, mạch nha 6g. Tất cả sao vàng, tán thành bột, hòa nước ấm cho trẻ uống, ngày 2 lần.

Nếu trẻ có thêm hiện tượng sốt kèm chứng viêm nhiễm khác như ho, chảy mũi, đi tiêu nhiều lần, phân có bọt, trẻ chán ăn: Đảng sâm, hoắc hương, tía tô, ý dĩ mỗi vị 6g, trần bì, gừng khô mỗi vị 2g. Sắc cho trẻ uống lúc thuốc còn ấm chia nhỏ nhiều lần trong ngày.

Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần kèm sốt, mất nước, thóp lõm xuống: Cát căn, kim ngân hoa 8g, tô mộc 4g, vàng đắng 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này có vị đắng, khó uống, có thể cho thêm ít quả đại táo cho dễ uống.

Các bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Các bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ: cháo rau sam; cà rốt; nước nụ vối;....

Nếu trẻ đi cầu nhiều lần, phân sống, mùi chua, biểu hiện suy dinh dưỡng, nên kiện tỳ tiêu thực cho trẻ: Đảng sâm, hoài sơn, ý dĩ mỗi thứ 6g, nhục đậu khấu, trần bì, mạch nha, hậu phác mỗi vị 4g, sắc ngày 1 thang chia nhiều lần cho trẻ uống trong ngày.

Bên cạnh các bài thuốc trên, chúng ta cũng có thể sử dụng các vị thuốc tiêu thực để chế biến thành các món ăn dinh dưỡng cho trẻ, đồng thời hỗ trợ bộ máy tiêu hóa của trẻ ngăn ngừa các rối loạn đường ruột.

- Cháo rau sam, lấy 50g rau sam tươi rửa sạch cắt thật nhỏ, vài đọt búp ổi non cắt nhỏ, gạo tẻ một nắm, vo sạch, cho vào nồi, đổ thêm nước, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín và rau nhừ nêm thêm ít muối. Có thể chắt lấy nước cháo cho trẻ uống ngày 2 - 3 lần. Ăn trong 2 - 3 ngày.

- Cháo cà rốt, ô mai mơ, lấy 1 củ cà rốt nhỏ, thêm 5 quả ô mai mơ (xí muội), 1 nắm gạo tẻ, đem cà rốt rửa sạch, thái thật nhỏ, lấy cơm của quả ô mai thái nhỏ, gạo rang vàng. Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày.

- Cháo sơn dược, lấy 1 nắm gạo tẻ, thêm 10g hoài sơn (củ mài), hạt sen 10g. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín nhừ tán nhuyễn cho trẻ ăn trong ngày.

- Uống thêm nước nụ vối, gừng 2g. Cách làm: Nụ vối, vỏ lựu, gừng rửa sạch cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống 2 - 3 ngày.

- Nước gạo rang, gạo tẻ 1 nắm đem rang vàng, cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, lấy nước gạo rang pha bột cho trẻ uống, có thể dùng trong 2 - 3 ngày, khi thấy dứt các triệu chứng trên thì ngưng.

Có thể xoa bóp quanh vùng rốn để làm giảm cảm giác đầy trướng cho trẻ.

Lưu ý: Nếu điều trị cho trẻ 2 - 3 ngày bệnh không thuyên giảm cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

Bác sĩ Hoài Hương



Tại sao bệnh mất ngủ chữa mãi không khỏi?

Những sai lầm và hướng điều trị không đúng khiến bệnh mất ngủ trở nên khó chữa 1. Lạm dụng thuốc ngủ trong thời gian dài Khi gặp phải các tr...